Trong lĩnh vực kinh doanh, việc đóng dấu treo lên văn thư là một phần thiết yếu để hoàn thiện thủ tục, đảm bảo tính chính xác, hợp lệ của tài liệu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đóng mộc treo chuẩn xác theo đúng quy định. Cùng BaCom khám phá ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm “Đóng dấu treo là gì?” nhé!

Đóng dấu treo là gì?

dong-dau-treo-la-gi
Giải thích khái niệm đóng dấu treo là gì

Mặc dù là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh và môi trường văn phòng nhưng không ai cũng hiểu rõ thuật ngữ “Đóng mộc treo là gì?”. Hiểu đơn giản đây là kỹ thuật đóng dấu lên tài liệu sao cho con dấu chỉ trùm lên một phần nội dung (thường là tiêu đề, tên cơ quan, tổ chức,…) mà không che đi ý chính của văn bản.

Dấu treo được sử dụng để xác nhận tính chính xác của thông tin được hiển thị trong hồ sơ, nhằm hạn chế việc giả mạo giấy tờ. Hiện nay, các loại văn thư có nhiều trang hoặc có phụ lục đính kèm là những giấy tờ thường sẽ được đóng mộc treo.

Để có thể hiểu rõ hơn về các quy định đóng dấu treo là gì, chúng ta hãy tiếp tục khám phá những nội dung thú vị bên trong bài viết nhé.

Các trường hợp cần đóng dấu treo

Việc đóng dấu treo thường sẽ liên quan đến các giấy tờ, hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp. Dưới đây là một số trường hợp bắt buộc phải có con dấu mộc treo, cụ thể:

cac-truong-hop-can-dong-dau-treo
Những trường hợp cụ thể bắt buộc phải đóng dấu mộc treo
  • Hợp đồng lao động: Khi ký kết hợp đồng lao động với nhân viên, đóng dấu treo là để đảm bảo tính chính xác của các thông tin được ghi chép trong hợp đồng. Nhờ đó mà các điều khoản cam kết giữa công ty và nhân viên sẽ có hiệu trước pháp luật.
  • Giấy phép kinh doanh: Đóng dấu treo là bước không thể bỏ qua khi doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh. Hành động này nhằm khẳng định tính hợp pháp của công ty trên thị trường, tránh vi phạm các quy định liên quan đến pháp luật.
  • Hợp đồng mua bán: Khi doanh nghiệp thực hiện mua bán sản phẩm, dịch vụ, việc đóng dấu treo là để xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ liên quan đến hoạt động này. Việc này sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia, đồng thời đảm bảo tính chính xác của giao dịch mua bán
  • Văn bản, hồ sơ giấy tờ: Các loại văn bản, hồ sơ giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải đánh mộc treo để tránh bị làm giả.
  • Hợp đồng có nhiều phụ lục: Dấu treo thường được sử dụng để đóng mộc trên các văn bản, hợp đồng, tài liệu có nhiều phụ lục để xác nhận tính chính xác, hợp pháp.

Cách đóng dấu treo đúng chuẩn

cach-dong-dau-treo-dung-chuan
Vị trí đóng dấu mộc treo theo quy định của pháp luật

Cách đóng dấu treo trên hợp đồng như thế nào mới chuẩn xác? Đây là một trong những thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những cá nhân đang tìm hiểu về thuật ngữ đóng dấu treo là gì. Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, việc sử dụng con dấu phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Dấu mộc phải được đánh một cách ngay ngắn, đúng chiều và rõ ràng, sử dụng mục đỏ theo quy định của pháp luật.
  • Khi sử dụng mộc treo lên chữ ký, dấu đóng phải bao trùm 1/3 chữ ký lệch về phía bên trái.
  • Đối với các loại giấy tờ được ban hành theo kèm với văn bản chính, phụ lục thì dấu mộc phải được đóng lên trang đầu, bao trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề.
  • Việc đóng dấu mộc treo lên văn bản giấy sẽ do người quản lý cơ quan, tổ chức quy định.

Cũng theo quy định bên trên, vị trí đóng dấu treo cần phải đảm bảo:

  • Đóng ở trang đầu.
  • Dấu mộc phải trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề của phù lục.
  • Phía trên bên trái của văn bản sẽ là vị trí lý tưởng để đóng dấu mộc treo.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về thuật ngữ đóng dấu treo là gì cũng như quy định về đóng dấu treo đúng chuẩn. Vậy bạn có biết làm sao để phân biệt dấu treo và dấu giáp lai không? Tiếp tục tham khảo bài viết để có được lời giải đáp cho thắc mắc của mình nha.

Phân biệt đóng dấu treo và đóng dấu giáp lai

phan-biet-dong-dau-treo-va-dong-dau-giap-lai
Hướng dẫn phân biệt dấu treo và dấu giáp lai nhanh chóng

Đóng dấu treo và đóng dấu giáp lai là hai thuật ngữ thường xuyên bị nhiều người nhầm lẫn. Dưới đây là bảng hướng dẫn phân biệt chi tiết để bạn có thể hiểu rõ hơn về cách đóng dấu treo như thế nào cũng như là đặc điểm của đóng dấu giáp lai.

Tiêu chí Dấu mốc treo Dấu giáp lai
Bản chất Sử dụng con dấu doanh nghiệp đóng lên trang đầu của văn bản. Sử dụng con dấu doanh nghiệp đóng vào khoảng cách giữa mép phải văn bản hoặc phụ lục.
Cách đóng dấu Bao trùm một phần tên doanh nghiệp hoặc phụ lục đính kèm. Đóng lên mép phải của văn bản.
Trường hợp áp dụng Văn bản có nhiều phụ lục đi kèm hoặc người ký văn bản không được đóng dấu lên chữ ký của bản thân. Những loại văn bản có 2 tờ trở lên đều có thể được đóng dấu giáp lai.
Ý nghĩa Khẳng định giấy tờ là văn bản chính thức của doanh nghiệp, xác nhận nội dung bên trong để tránh bị giả mạo, làm giả. Đảm bảo tính chân thực của từ tờ văn bản, ngăn ngừa tình trạng tài liệu bị đổi nội dung, làm giả.
Văn bản Sử dụng trên các văn bản mang tính thông báo, hóa đơn,… Ảnh CMND, công văn có dán ảnh hoặc bằng cấp các loại..

Bài viết trên đây là tổng hợp tất tần tật thông tin về khái niệm đóng dấu treo là gì dành cho người dùng tham khảo. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí đóng mộc treo và biết cách thực hiện theo đúng quy định.